Tại sao Tony Stark lại kết Peter Parker tới vậy?

Cập nhập lúc: 22 Tháng Sáu, 2019 bởi Yêu phim mới | Xem Phim Online
(4 votes, average: 7,75 out of 10)
Loading...

Hóa ra ông là người có tất cả và lại chẳng có gì.”

Trước khi trở thành Iron Man, lớp mặt nạ của Tony Stark ấy là trí tuệ cùng sự kiêu ngạo của ông. Ông không biết phải tin tưởng vào ai, và vì thế ông không tin ai hết. Là một thần đồng 14 tuổi tại MIT, hẳn ông đã bị người ta trêu chọc rất nhiều. Ông đã quá quen với việc người ta kết bạn với mình chỉ vì danh tiếng gia đình và tiền bạc (người đầu tiên không quan tâm tới những thứ ấy là Rhodey). Bố ông cũng ít nhiều làm lu mờ di những cố gắng của ông. Tony cảm thấy rằng mình chẳng bao giờ có thể làm vừa lòng bố được, và vì thế ông đã tạo ra một lớp mặt nạ cho riêng mình. Ông trưng diện chiếc mặt nạ ấy cho nọi người mình gặp vì ông muốn mình nhanh hơn họ một bước. Trước khi họ đoán biết được ít nhiều về con người của Tony Stark, Tony sẽ cho họ thấy rằng họ sẽ muốn ông trở thành con người như thế nào.

Và do đó, Tony rất khó biết được rằng ai thực sự quan tâm tới mình chứ không phải con người tỷ phú kiêm dân chơi, thiên tài và cả nhà từ thiện kia. Ông chẳng thể nào biết được liệu cái con người đối diện kia muốn gặp Tony hay chỉ là con trai của Howard mà thôi. Ông tạo ra một bức tường vô hình ngăn cách mình với cả thế giới và từ đó, ông chỉ có thể tin cậy được rất ít người — đặc biệt là sau cái chết của bố mẹ mình.

Và rồi sự kiện trong phim Iron Man (2008) đã xảy ra.

Tony đã bị dội một gáo nước lạnh. Chậc, nhiều gáo là đằng khác. Ông nhận ra rằng chính những thứ vũ khí mà mình chế tạo, những thứ ra đời nhân danh lợi ích của đất nước ông lại được bọn khủng bố sử dụng để giết những con người vô tội. Không những thế, ông biết được rằng công ty của chính mình đang cung cấp thứ vũ khí đó cho khủng bố. Sau khi chịu đựng tra tấn khổ sở, gần như cận kề cái chết lúc trải qua nhiều cuộc phẫu thuật cơ thể, ông đã nhận ra rằng, mình phải làm được nhiều hơn. Ông không thể để mình ra đi như vậy được. Cuối củng, ông nhận ra việc mình cần làm — chiến đấu và bảo vệ những con người lâm vào cảnh khốn khó vì sự ngu dốt của mình.

Nếu không vì một lý do nào đó, chắc anh đã chết từ lâu rồi. Anh không điên đâu, Pepper à. Chỉ là anh đã nhận ra việc mình cần làm. Và sâu thẳm trong trái tim mình, anh biết đó là việc đúng đắn”.

Và do đó, lúc trông thấy Peter Parker, một đứa trẻ tới từ Queens sở hữu được những sức mạnh phi thường đó đồng thời lại tin tưởng vào ông và dùng sức mạnh đó để giúp đỡ mọi người, Tony đã nhìn thấy những gì mà lẽ ra mình đã có thể trở thành — một người hùng. Và khi Tony bắt đầu nói chuyện với Peter, thằng bé đã nói gì với ông?

Khi ông có khả năng làm việc gì đó, nhưng lại không làm… và rồi những chuyện không hay xảy ra… chỉ vì ông thôi đó.” (Vâng, đúng giọng Uncle Ben mà)

Ý tôi là cứ nhìn phản ứng của Tony mà xem.

Tony hiểu điều này hơn bất cứ ai mà. Sau cùng thì, ông cảm thấy rằng mình cần phải chịu trách nhiệm về mọi chuyện đã xảy ra với Stark Industries và kể cả những hệ lụy kéo theo. Ông có sức mạnh để ngăn chặn những chuyện đó, nên cũng có khả năng chế tạo ra những thứ khác, song ông chẳng làm gì vì sự ngây ngô, khờ dại của mình… và rồi những chuyện không hay đãxảy ra. Và Tony trách mình vì tất cả những chuyện đó. Kể cả những gì đã xảy ra lúc đó với Accords nữa.

Và rồi, thằng bé đó xuất hiện, chỉ mới 14 tuổi mà đã nhận ra được điều đó. Tony thầm nghĩ rằng thằng bé này sẽ trở thành người xuất sắc nhất.

Cháu muốn tìm kiếm những người yếu đuối chứ gì. Muốn làm nhiệm vụ của mình sao? Làm thế giới tốt đẹp hơn, kiểu thế, đúng không?”

Vâng. Chỉ cần tìm kiếm.. những người yếu thế thôi mà. Chuyện – chuyện là thế đó.”

Lúc này, Tony cảm thấy thật gần gũi với thằng bé. Peter Parker chính là tất cả những ước mơ của Tony đó. Mọi thứ tốt đẹp mà ông muốn được nhìn thấy trong thế giới này. Đó là một đứa trẻ muốn trở thành anh hùng, đi giúp đỡ mọi người, rất thông minh và tử tế. Tony cần phải ủng hộ nó, theo mọi cách có thể — áo giáp, sự kèm cặp, động viên, bảo đảm an toàn, vv. Những điều kiện mà Tony chưa từng nhận được.
Bố chú chưa bao giờ cho chú nhiều như thế… và chú chỉ đang cố phá vỡ cái vòng luẩn quẩn đáng xấu hổ đó thôi.”

Tony bắt đầu lo lắng cho thằng bé. Ông theo dõi thằng bé, ông biết rằng nó đã rời ban nhạc kia rồi, biết cả bạn gái của nó nữa, ông thêm những chiếc chân vào bộ giáp của nó, gần như là mọi thứ vào bộ giáp đó luôn, và còn dùng cả sự ảnh hưởng của mình để cho thằng bé vào đại học. Tony thấy rằng mình phải chịu trách nhiệm về Peter, vì những lý do kể trên. Và nếu Peter chết, Tony sẽ có cảm giác rằng ấy là lỗi của mình.

Đó là lý do tại sao trong bộ phim Spider-Man: Homecoming (2017) lại có cuộc đối thoại này:
Peter: “Cháu chỉ muốn được như chú mà thôi.”
Tony: “Ta muốn cháu phải hơn thế cơ.”
Chi tiết này đã làm trái tim tôi vỡ vụn.

Tony Stark, thay vì bảo Peter Parker phải trở thành người giống như mình đã ngay lập tức đáp lại rằng “Ta muốn cháu phải hơn thế cơ”. Bởi vì đối với Tony mà nói, Peter muốn thành người như ông sao?

Sao thằng bé lại muốn thành người như mình cơ chứ?” Tony thầm nhủ khi nhớ lại “danh sách những khuyết điểm của từng người” mình đang nắm giữ. Ông nhớ lại lối sống mòn của mình và tất cả những lúc khi sai lầm của ông khiến mọi chuyện trở nên trầm trọng (kể cả khi không phải lúc nào cũng là như vậy, ông vẫn thấy rằng mình xứng đáng phải hứng chịu những nỗi đau đó). Ông nhớ lại những đêm mình mất ngủ vì bị ám ảnh về đội quân tới từ hành tinh khác và cảm thấy thật bồn chồn. Và cả cảm xúc của ông khi suy nghĩ về bạn bè và những người thương yêu, tay ông cảm thấy đau dữ dội khi nghĩ rằng lẽ ra mình đã có thể cứu được họ.

Và rồi Tony tự nhủ, “Ai cũng được, trừ ta, nhóc à. Đừng thành người như ta. Ta không muốn cháu phải chịu đựng tất cả những cảm giác đó”. Bởi Tony chỉ coi bản thân mình là một kẻ chuyên đi gây rối, một kẻ không làm được gì khác ngoài việc giết những Avenger khác, và thực sự còn chẳng đủ tư cách để trở thành một Avenger (ông biết Peter muốn làm một Avenger tới mức nào mà), một người đã bị hủy hoại tới mức không thể phục hồi được đồng thời còn làm tổn thương mọi người xung quanh mình.

Thấy không, Peter Parker đã suy nghĩ về việc trở thành người như Tony Stark từ trước năm 2010 đó. Nhưng điều làm tôi thực sự đau lòng là khi Tony Stark gặp Peter Parker và quyết định rằng mình sẽ hậu thuẫn cho thằng bé, suy nghĩ trong đầu ông lúc đó là “đứa trẻ này sẽ tốt đẹp hơn mình rất nhiều đây”.

Vào cuối phim Spider-Man: Homecoming (2017), mối quan hệ của Tony và Peter đã được cải thiện. Tony ôm chặt lấy Peter và mọi người đều thấy rằng ông thật thoải mái và cởi mở hơn khi gần bên Peter. Sau đó là khoảng thời gian hai năm để phát triển mối quan hệ đó. Mối quan hệ khiến cho Tony coi Peter như con trai mình.

Và rồi sau đó,

Đứa trẻ mà Tony đã đặt rất nhiều kỳ vọng đó, đứa trẻ mà Tony tin rằng sẽ trở thành người hùng ông từng mơ ước ấy, đứa trẻ mà ông coi như con ruột… chết trong vòng tay mình. Và Tony thấy rằng mình phải chịu trách nhiệm cho chuyện đó.

Và nếu như cậu chết, ta thấy rằng đó là lỗi của ta vậy.”

Cơn ác mộng đau đớn nhất của Tony đã trở thành sự thật. Mọi công sức ông bỏ ra nhằm ngăn chặn những mối đe dọa tới từ vũ trụ, mọi sự chuẩn bị của ông không thể đem lại tác dụng gì… Ông đã thất bại hoàn toàn và thằng bé đó đã chết.

Điều đầu tiên Tony nói lúc trở về sau khoảng thời gian trôi dạt trong vũ trụ ấy là: “Tôi mất thằng bé đó rồi.”

Và rồi năm năm sau, chính hi vọng mong manh giúp hồi sinh Peter đã hối thúc ông suy nghĩ nghiêm túc về công việc du hành thời gian điên rồ. Đáng mạo hiểm lắm chứ, nếu có thể đưa Peter về. Rất đáng luôn.

Nguồn: Quora

Dịch: Vũ Cường

Phim liên quan đến bài viết này: , , , ,